Hotline CSKH:
1900 5089
Trụ sở:
308D Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh nhân đến với phòng khám RHM không chỉ vì những vấn đề về răng miệng mà đôi khi còn có những chấn thương hay bệnh lý về hàm mặt.
Chấn thương hàm mặt bao gồm các vết thương phần mềm, chấn thương gãy xương hàm: gãy xương hàm trên, xương hàm dưới, gò má cung tiếp hay phức hợp mũi sàng…
Là một lĩnh vực khá rộng trong chuyên ngành RHM. Bệnh lý hàm mặt bao gồm các dị tật bẩm sinh mà thường gặp nhất là ít Khe hở môi vòm miệng, viêm nhiễm vùng hàm mặt, các bệnh lý nang hàm mặt do răng và không do răng, các u và ung thư hàm mặt, bệnh lý khớp thái dương hàm, bệnh lý tuyến nước bọt…
Chấn thương hàm mặt bao gồm các vết thương phần mềm, chấn thương gãy xương hàm: gãy xương hàm trên, xương hàm dưới, gò má cung tiếp hay phức hợp mũi sàng…
Là một lĩnh vực khá rộng trong chuyên ngành RHM. Bệnh lý hàm mặt bao gồm các dị tật bẩm sinh mà thường gặp nhất là ít Khe hở môi vòm miệng, viêm nhiễm vùng hàm mặt, các bệnh lý nang hàm mặt do răng và không do răng, các u và ung thư hàm mặt, bệnh lý khớp thái dương hàm, bệnh lý tuyến nước bọt…
Khe hở môi vòm miệng là một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất vùng hàm mặt ảnh hưởng đến khu vực môi và vòm miệng của trẻ. Đây là tình trạng môi, vòm miệng của thai nhi không đóng hoàn toàn trong giai đoạn phát triển, tạo ra khe rộng hoặc hẹp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật.
Tỉ lệ khe hở môi vòm miệng khác nhau tùy từng quốc gia, vùng lãnh thổ từ 1- 2,69/1000 trẻ.
Dị tật khe hở môi vòm miệng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò quan trọng. Những nguyên nhân phổ biến là:
- Do di truyền gen
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B6, B12 và axit folic
- Nhiễm virus như Rubella hoặc cảm cúm trong giai đoạn thai kì
- Điều trị khe hở môi vòm là một quá trình điều trị từ khi trẻ mới sinh cho đển tuổi thanh thiếu niên.
- Nguyên tắc điều trị: Phối hợp nhiều chuyên khoa gồm Nhi khoa, tai mũi họng, nắn hàm, phẫu thuật, dạy phát âm…
Viêm nhiễm hàm mặt chủ yếu có nguyên nhân do răng, được coi là một cấp cứu và đòi hỏi phải xử trí cấp cứu vì bệnh nhân đau đớn, bệnh có thể có biến chứng nặng như nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe, và có thể tử vong.
Viêm nhiễm hàm mặt chủ yếu có nguyên nhân do răng, được coi là một cấp cứu và đòi hỏi phải xử trí cấp cứu vì bệnh nhân đau đớn, bệnh có thể có biến chứng nặng như nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe, và có thể tử vong.
Viêm nhiễm hàm mặt chủ yếu có nguyên nhân do răng, được coi là một cấp cứu và đòi hỏi phải xử trí cấp cứu vì bệnh nhân đau đớn, bệnh có thể có biến chứng nặng như nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe, và có thể tử vong.
Các tuyến nước bọt bao gồm: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Bệnh lý tuyến nước bọt nói đơn giản có thể là các bệnh lý bao gồm viêm tuyến nước bọt và u tuyến nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt chia làm viêm tuyến do sỏi, viêm tuyến do vi khuẩn và viêm tuyến do virus.
Viêm tuyến nước bọt do sỏi thường gặp ở tuyến dưới hàm. Trên lâm sàng biểu hiện của bệnh nhân là triệu chứng tắc nước bọt, cơn đau do sỏi điển hình và triệu chứng nhiễm khuẩn. Sỏi tuyến dưới hàm cản quang có thể được phát hiện trên phim XQ hàm chếch hay trên phim CT Conebeam.
U lành tính tuyến nước bọt: U mỡ, u máu, nang tuyến nước bọt, adenom tuyến nước bọt, u Warthin, u hỗn hợp tuyến nước bọt.
U ác tính tuyến nước bọt: Chiếm tỉ lệ ít so với ung thư nói chung, được phân loại như sau: Cylindroma, ung thư biểu mô, sarcom, u( thường là u hỗn hợp) thoái hóa ác tính.
Tất cả đều có những đặc tính chung và tiến triển tương đối chậm, ít rầm rộ hơn so với các loại ung thư khác và đa số thường là tuyến mang tai
Điều trị bệnh lý tuyến nước bọt
Khớp thái dương hàm là khớp chuyển động tự do giữa lồi cầu xương hàm dưới và hố thái dương. Về giải phẫu, khớp gồm: Lồi cầu xương hàm dưới, hố thái dương, đĩa khớp, bao khớp và các cơ.
Những bệnh lý hay gặp trong răng hàm mặt bao gồm sai khớp thái dương hàm, viêm khớp thái dương hàm, khít hàm, loạn năng khớp thái dương hàm:
Nguyên nhân gây sai khớp thái dương hàm thường do há to hoặc sang chấn trên bệnh nhân có điều kiện thuận lợi là dây chằng nhão, bề mặt khớp không bình thường hay cơ nâng hàm yếu. Bệnh nhân thường bị tái lại nhiều lần, gây đau và khó chịu cho người bệnh.
Bệnh được điều trị bằng phương pháp nắn khớp có hoặc không gây tê tại chỗ/gây tê cơ cắn. Nếu không được có thể phải gây mê thoáng hay gây mê nội khí quản và dùng giãn cơ
- Có cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm khi nói chuyện, khi ăn, nhai, há miệng, siết chặt hai hàm, nhai thức ăn cứng...,
- Cảm giác đau ở các cơ nhai: vùng góc hàm, vùng dưới hàm, đau vùng trước tai, đau trong tai, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy,
- Tiếng kêu lục cục khi mở hoặc đóng hàm, cứng khớp hàm: khó khăn khi há miệng lớn, khi há lớn có thể lệch hàm.
Yếu tố gen di truyền, tật nghiến răng hay thói quen siết chặt răng (có ý thức hoặc vô ý thức), thói quen ăn đồ cứng, căng thẳng tâm lý…
Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với các bài tập trị liệu rối loạn cơ khớp thái dương hàm. Tư vấn về chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi, mài chỉnh khớp cắn, thực hiện máng nhai, chỉnh nha
Bệnh lý về miệng là lĩnh vực phức tạp trong Răng hàm mặt đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và có kiến thức sâu rộng.
Tại nha khoa Herident, đội ngũ Cố vấn Chuyên môn bao gồm nhiều Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành, trong đó, Ts.Bs Đặng Triệu Hùng hiện đang là cố vấn trực tiếp tại Nha khoa Herident, là Trưởng Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật răng hàm mặt tại Viện Đào tạo Đại học Y Hà Nội. Đối với các ca bệnh lý miệng phức tạp, khách hàng sẽ được Ban cố vấn tại phòng khám hội chẩn và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với tay nghề của các bác sĩ cùng dịch vụ khách hàng của chúng tôi. Liên hệ ngay hotline hoặc tới cơ sở để được thăm khám và tư vấn chính xác chi tiết hơn.
1900 5089
1900 5089
308D Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội