Tìm hiểu về nhổ răng khôn mọc ngầm: Quy trình thực hiện và lưu ý sau khi nhổ

Răng khôn có thể gây ra nhiều vấn đề và nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng không mọc đúng cách hoặc có vấn đề liên quan đến chúng

Liên hệ tư vấn/đặt lịch

1900 5089

Răng khôn là gì?

Đặc điểm: Răng khôn là răng mọc trễ nhất trên cung răng (từ 18-25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ trên dày và chắc, do vậy răng khôn dễ mọc lệch và mọc ngầm.

Răng khôn là răng cối lớn thứ 3
Răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc ngầm và mọc lệch cao nhất.
Răng mọc lệchmọc ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn dẫn đến khó vệ sinh và gây ra nhiều biến chứng (sưng , đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế…) và các răng này cũng ít tham gia vào chức năng ăn nhai.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng mọc trễ nhất trên cung răng (từ 18-25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ trên dày và chắc, do vậy răng khôn dễ mọc lệch và mọc ngầm

Nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch
  • Răng khôn là răng mọc trễ nhất trong cung hàm dẫn đến thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm hoặc có yếu tố cản trở mọc răng ở vị trí đúng như: lợi xơ, u xương hàm,…
  • Răng khôn mọc lúc 18 – 25 tuổi, xương hàm không còn tăng trưởng nhiều và có độ cứng cao.
  • Niêm mạc phủ dày và khá chắc.
  • Thực phẩm ngày càng được chế biến mềm, nên xương hàm kém hoạt động nhai, nên dẫn đến hiện tượng kém phát triển

Dấu hiệu cho thấy răng khôn đang mọc

Răng khôn không phải lúc nào cũng gây khó chịu. Tuy nhiên, khi răng khôn mọc ngầm bị viêm nhiễm, tác động xấu đến răng bên cạnh và gây ra các vấn đề khó chịu khác thì bạn sẽ gặp phải một vài dấu hiệu sau:

Đau nhức quanh lợi vùng góc hàm. Ngay khi răng bắt đầu nhú lên, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ bên trong. Răng càng nhú lên thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài

Chán ăn: Đau nhức, mệt mỏi khiến bệnh nhân chán ăn, không nhai được. Bên cạnh đó, khi thức ăn không may đụng vào phần lợi đang sưng sẽ gây ra cảm giác đau buốt và không muốn ăn.

Lợi đỏ và sưng tấy Khó há, ngậm miệng Hơi thở có mùi

Đau nhức đầu và có thể sốt: Sốt nhẹ là dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn. Những cơn đau nhức, sưng tấy là nguyên nhân gây sốt, tuy nhiên khi răng đã ổn định những cơn sốt sẽ không kéo dài, thường cơn sốt chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày

Đau nhức quanh lợi vùng góc hàm. Ngay khi răng bắt đầu nhú lên, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ bên trong. Răng càng nhú lên thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài

Chán ăn: Đau nhức, mệt mỏi khiến bệnh nhân chán ăn, không nhai được. Bên cạnh đó, khi thức ăn không may đụng vào phần lợi đang sưng sẽ gây ra cảm giác đau buốt và không muốn ăn.

Đau nhức đầu và có thể sốt: Sốt nhẹ là dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn. Những cơn đau nhức, sưng tấy là nguyên nhân gây sốt, tuy nhiên khi răng đã ổn định những cơn sốt sẽ không kéo dài, thường cơn sốt chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày

Những biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tiêu xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm và nhiễm trùng huyết.

Sâu răng kế bên: Răng khôn hàm dưới hay mọc lệch, kẹt tựa vào răng kế bên là răng cối lớn thứ 2, gây giắt thức ăn dẫn đến sâu răng này và răng cối lớn thứ 2( Là răng có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai)

Chen chúc răng: Răng khôn mọc lệch có thể gây chen chúc các răng trước.

Viêm lợi trùm, viêm mô tế bào: Do răng mọc lệch, nhồi nhét thức ăn vùng này thường khó vệ sinh làm sạch ⇒ Gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng ⇒ Tạo túi mủ áp xe, và có thể dẫn đến khít hàm.

Khít hàm: thường kèm theo nhiễm trùng và xảy ra sau khi đợt viêm cấp tính, sưng tại vùng góc hàm, khó há ngậm miệng. Khó ăn nhai và cử động hàm rất đau

Nang thân răng: Các răng khôn mọc ngầm trong xương có thể tạo thành nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm.

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tiêu xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm và nhiễm trùng huyết.

Sâu răng kế bên: Răng khôn hàm dưới hay mọc lệch, kẹt tựa vào răng kế bên là răng cối lớn thứ 2, gây giắt thức ăn dẫn đến sâu răng này và răng cối lớn thứ 2( Là răng có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai)

Chen chúc răng: Răng khôn mọc lệch có thể gây chen chúc các răng trước.

Viêm lợi trùm, viêm mô tế bào: Do răng mọc lệch, nhồi nhét thức ăn vùng này thường khó vệ sinh làm sạch ⇒ Gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng ⇒ Tạo túi mủ áp xe, và có thể dẫn đến khít hàm.

Khít hàm: thường kèm theo nhiễm trùng và xảy ra sau khi đợt viêm cấp tính, sưng tại vùng góc hàm, khó há ngậm miệng. Khó ăn nhai và cử động hàm rất đau

Nang thân răng: Các răng khôn mọc ngầm trong xương có thể tạo thành nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm.

Khi nào cần nhổ răng khôn

– Răng khôn mọc lệch, ngầm gây nhiễm trùng, đau, khít hàm, viêm sưng… và ảnh hưởng đến những răng lân cận

– Răng mọc lệch khiến việc ăn nhai bị cản trở

– Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, tuy nhiên không có răng đối diện ăn khớp gây nhồi nhét thức ăn dẫn đến loét nướu hàm đối diện

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường cũng dễ gây sâu răng và viêm nha chu.

– Theo yêu cầu của chỉnh hình và phục hình

Quy trình thực hiện nhổ răng khôn

Chụp phim Xquang răng

-Việc chụp phim Xquang răng số 8 để nghiên cứu trước phẫu thuật là rất quan trọng, giúp cho bác sĩ có tiên lượng và chuẩn bị phương pháp phẫu thuật phù hợp.

– Chụp phim panorama : xem toàn cảnh liên quan của răng 8 với các răng, xương hàm liên quan với ống răng dưới

– Chụp Conebeam CT hoặc CT- Scan: trường hợp đặc biệt cần thiết có thể chụp CBCT hoặc CT- Scan để xác định vị trí, kích thước chính xác của thân, chân răng và tương quan của răng so với xoang hàm trên hoặc ống thần kinh răng dưới

Chuẩn bị trước khi nhổ

– Khai thác kĩ tiền sử, bệnh sử của người bệnh nhất là các bệnh toàn thân mạn tính như tim mạch, đái đường, các bệnh về máu, tiền sử dị ứng …… Đo huyết áp đồng thời chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân, quan tâm và giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân hiểu và kiểm soát được sự lo lắng.

– Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng trước phẫu thuật tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật, hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng

– Nhắc bệnh nhân trước hôm nhổ răng cần nghỉ ngơi, ngủ sớm, không dùng chất kích thích như rượu bia … ăn bữa ăn gần nhất trước khi nhổ răng

– Với bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi cần có người nhà

Chuẩn bị bệnh nhân ngay trước khi nhổ

– Bệnh nhân được ngồi xuống ghế, cởi bớt quần áo dày bên ngoài, nới rộng cổ áo, cà vạt

– Điều chỉnh ghế cho thích hợp

– Lấy khăn choàng cổ và ngực

– Chuẩn bị 1 khăn nữa cho bệnh nhân khi cần

– Lau sạch son môi của bệnh nhân…

Những triệu chứng thường gặp sau nhổ răng

Phản ứng đau: sẽ xảy ra sau khi hết thuốc tê, cần uống giảm đau sau khi ăn

Chảy máu: có thể xảy ra trong vòng 24h đầu

Sưng: là triệu chứng hay gặp, sau 2 đến 3 ngày sẽ kết thúc. Nếu sưng kéo dài có thể do tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng thì cần khám lại

Há miệng hạn chế: Do sang chấn trong phẫu thuật hoặc do gây tê đặc biệt (gây tê vào lớp cơ). Triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong tuần đầu tiên.

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng

Sau khi phẫu thuật

– Cắn chặt miếng gạc trong 1 giờ đầu tiên
– Uống thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau theo đơn của bác sĩ
– Trong vòng 24h sau khi nhổ răng
– Chườm lạnh để giảm sưng, chườm 30 giây nghỉ 30 giây
– Không mút chip, không khạc nhổ
– Duy trì nước súc miệng vô trùng 3 lần/1 ngày (sau ăn)
– Không súc miệng mạnh, không lấy lưỡi hay những vật khác khều đụng vào vị trí nhổ răng, không ăn nhai phía bên hàm vừa mới nhổ răng và những hành động tương tự

Vệ sinh Sau Khi Nhổ Răng

– Không được chùi màng trắng nơi vết nhổ
– Sau 48h bệnh nhân có thể chườm ấm để tăng tuần hoàn máu đến và kích thích loại bỏ những sản phẩm phụ của quá trình viêm (nếu có)
– Giữ cho môi trường răng miệng sạch sẽ sau khi nhổ răng là điều rất quan trọng:
– Vệ sinh những chiếc răng còn lại một cách cẩn thận bằng bàn chải hay chỉ nha khoa như thông thường (chú ý không phải những chiếc răng kế cận khoảng trống vừa nhổ răng), súc miệng thật nhẹ nhàng

Ăn uống

– Không uống và ăn đồ ăn nóng hoặc thức uống có cồn trong những ngày đầu mới nhổ răng vì sẽ dễ làm tan cục máu đông gây chảy máu khiến vết thương lâu lành

– Tránh nhai nơi có răng nhổ để tránh làm vỡ cục máu đông và tránh thức ăn nhét vào lỗ chân răng

– Tránh thức ăn khó nhai trong vài ngày, nên dùng thức ăn lỏng như cháo và uống nhiều nước

Nghỉ ngơi

– Nên nghỉ ngơi thư giãn, tránh vận động mạnh trong những ngày đầu sau nhổ răng

– Theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm.

– Tránh thức ăn và thức uống nóng sau khi nhổ răng, vì điều này có thể làm tổn thương vùng miệng và làm tăng đau.

Lưu ý

Đã có nhiều trường hợp răng khôn biến chứng nặng hoặc tiến triển phức tạp, do vậy, trước khi quyết định điều trị răng khôn, người bệnh không được chủ quan và cần được thăm khám kỹ lưỡng. Nha khoa Herident với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn gửi trao sức khỏe răng miệng của mình. Liên hệ tới số Hotline hoặc tới ngay phòng khám để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Vì sao Herident là địa chỉ nha khoa uy tín để phẫu thuật răng khôn?

Đã có nhiều trường hợp răng khôn biến chứng nặng hoặc tiến triển phức tạp, do vậy, trước khi quyết định điều trị răng khôn, người bệnh không được chủ quan và cần được thăm khám kỹ lưỡng. Nha khoa Herident với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn gửi trao sức khỏe răng miệng của mình.

Hãy liên hệ ngay qua Hotline hoặc tới trực tiếp cơ sở Nha khoa Herident để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn. 

Liên hệ tư vấn/đặt lịch

1900 5089

Đặt lịch để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia