Nha chu hay còn gọi là mô quanh răng bao gồm tất cả các mô bọc xung quanh răng gồm lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng.
Bệnh nha chu phổ biến ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển và ảnh hưởng 20-50% dân số toàn cầu. Tỉ lệ mắc bệnh nha chu cao ở thanh thiếu niên, người trưởng thành và người lớn tuổi khiến nó trở thành mối lo ngại của cộng đồng.
Bên cạnh đó, bệnh nha chu không chỉ là bệnh lý tồn tại trong khoang miệng, một số bệnh nha chu còn có mối liên quan đến biểu hiện của các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Trong hầu hết các trường hợp, sự phát triển của bệnh nha chu bắt đầu từ mảng bám. Mảng bám là một màng dính trên răng chủ yếu được tạo thành từ vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh răng miệng tốt, đây là nguyên nhân khiến mảng bám có thể tiến triển thành viêm nha chu theo thời gian. Ngoài ra, nguyên nhân khác gây bệnh nha chu là gì? Đó chính là sự tác động của các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu:
Theo dõi, đánh giá định kỳ và dự phòng sâu răng cho trẻ
Là kĩ thuật sử dụng nẹp để liên kết, cố định các răng lung lay (do bệnh lý nha chu, chấn thương,..)với các răng còn chắc trên cung hàm. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm giảm lực tác động lên răng, từ đó tạo điều kiện để chân răng và tổ chức nha chu phục hồi nhằm giảm hiện tượng lung lay và củng cố độ chắc chắn của răng trên cung hàm Cố định răng được chia làm 2 loại: cố định mặt trong và cố định mặt ngoài của răng. Hiện tại, kĩ thuật cố định răng lung lay sử dụng 2 dụng cụ là nẹp kim loại hoặc dây cung kim loại kết hợp composite
Phẫu thuật vạt điều trị túi quanh răng
Là một trong những kĩ thuật hay sử dụng nhất để điều trị túi quanh răng, nhất là đối với các túi quanh răng có độ sâu từ mức trung bình đến mức sâu ở các răng phía sauMục tiêu của phẫu thuật vạt trong điều trị túi quanh răng là+) Tăng khả năng tới được vùng chân răng để làm sạch chân răng và loại bỏ tổ chức viêm hoại tử+) Loại bỏ và làm giảm độ sâu túi quanh răng
Phẫu thuật tái tạo xương có hướng dẫn
(Guided Bone Regeneration)
Để đáp ứng yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ trong cấy ghép Implant nha khoa và phục hình, việc tái tạo lại phần xương bị khuyết hổng theo nguyên tắc tái tạo mô có hướng dẫn gọi là tái tạo xương có hướng dẫn(GBR). Trong GBR, phần khuyết hổng xương được che phủ bởi một màng bao bọc quanh gần với bề mặt xương, nhằm ngăn cản sự phát triển của các tế bào xơ và tế bào biểu mô về phía xương
Phẫu thuật tái sinh mô có hướng dẫn
( Guided Tissue Regeneration- GTR)
Là phương pháp ngăn cản sự di chuyển về phía cuống răng của các tế bào biểu mô( tụt nướu), bằng cách đặt một màng giữa vạt lợi và bề mặt chân răng nhằm ngăn cản sự tiếp xúc của mô liên kết với bề mặt chân răng. Các tế bào phát triển 1 cách có chọn lọc và mô quanh răng được tái tạo. GTR thường dùng để tái tạo mô quanh răng khi tiêu xương ổ răng và tiêu chẽ chân răng do viêm quanh răng.
Lấy cao răng bằng máy siêu âm
Lấy cao răng là quy trình làm sạch sâu trong nha khoa, giúp loại bỏ cao răng đang bám vào răng ở vùng phía trên lợi và dưới lợi. Bạn sẽ cần phương pháp điều trị này nếu bị mắc bệnh nha chu.
Nạo túi lợi
Nạo túi lợi hay túi quanh răng là nạo thành của một túi quanh răng để lấy bỏ mô mềm đã bị viêm. Có 2 kỹ thuật nạo túi lợi là nạo lợi và nạo dưới lợi. Nạo lợi bao gồm lấy bỏ mô mềm đã bị viêm ở vùng bên của thành túi lợi. Nạo dưới lợi là thủ thuật nạo được tiến hành về phía cuống răng đối với biểu mô nối ở vùng này.
Phẫu thuật cắt lợi
Là phương pháp cắt lấy bỏ đi phần thành túi lợi bệnh lý che khuất bề mặt răng, nhờ đó có thể dễ dàng lấy bỏ toàn bộ các chất cặn, cao răng ở bề mặt và làm nhẵn các chân răng. Cắt lợi là phương pháp điều trị hiệu quả khi thực hiện đúng chỉ định. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tái tạo lại thẩm mĩ nụ cười hoặc trong điều trị lợi phì đại.
Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn viêm nha chu là thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy bắt đầu thói quen này từ khi còn trẻ và duy trì hằng ngày.
Chăm sóc răng miệng đúng cách bao gồm việc đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, với thời gian ít nhất là 2 phút mỗi lần. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày trước khi đánh răng để loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
Ngoài ra, quan trọng là thực hiện kiểm tra răng định kỳ bởi nha sĩ, từ 6 đến 12 tháng một lần. Đối với những người có yếu tố rủi ro cao như khô miệng, hút thuốc lá, hoặc mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm tra răng cần được thực hiện thường xuyên hơn để đảm bảo sức khỏe nha chu.
Khi bạn nghi ngờ mình bị viêm nha chu, việc gặp nha sĩ là rất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu mà nếu bạn gặp phải, nên thăm bác sĩ:
Răng hay nướu chảy máu khi đánh răng hoặc ăn thức ăn cứng
Nướu sưng, đỏ hoặc gây đau
Hôi miệng
Răng bắt đầu lung lay.
Xuất hiện loét hoặc các mảng đỏ trong miệng.
Cảm giác có khối u trên nướu hoặc môi có dấu hiệu cộm.
Khi các triệu chứng trên xuất hiện, quá trình điều trị có thể cần được thực hiện ngay hoặc bạn có thể cần phải thăm bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác, như ung thư miệng hoặc áp xe.
Đội ngũ bác sĩ nha khoa tại Nha khoa Herident đều là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng y khoa uy tín trong và ngoài nước. Các bác sĩ có chuyên môn sâu về các lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, nha khoa tổng quát, nha khoa chỉnh nha, nha khoa phục hình,…
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG NHA KHOA HERIDENT
1900-5089