Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn như thế nào? 

Răng khôn khi mọc mọc lệch, mọc nghiêng sẽ gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi đó bạn cần thăm khám và điều trị răng khôn tại địa chỉ nha khoa uy tín. Vậy quy trình thực hiện khám chữa răng khôn như thế nào? Hãy tìm câu trả lời của các chuyên gia trong bài viết dưới đây!

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Răng khôn thường mọc sau cùng so với các loại răng khác. Hai hàm răng thường có 4 răng khôn. Răng khôn thường mọc ở trong cùng, cuối hàm răng. Không phải tất cả mọi người đều cần nhổ răng khôn. Vậy khi nào cần nhổ răng khôn? Dưới đây là một số trường hợp cần nhổ răng khôn: 

  • Nếu răng khôn không có đủ khoảng trống để mọc ra hoặc mọc lệch hướng sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng lân cận gây sưng, viêm nhiễm.
  • Nếu răng khôn chỉ mọc ra một phần hoặc nằm chen ngang trong nướu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và nhiễm trùng. Các triệu chứng của viêm nhiễm bao gồm đau, sưng, tấy đỏ…
  • Răng khôn nằm ở phía sâu trong khoang miệng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, từ đó dẫn đến tình trạng sưng nướu, viêm nhiễm,... 

2. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về quy trình thực hiện khám chữa răng khôn, chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Nhổ răng khôn là một thủ thuật thường gặp trong nha khoa, do đó, bạn không nên quá lo lắng. Bởi trước khi thực hiện nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định vị trí răng khôn, cấu trúc xương hàm và các dây thần kinh. Kết quả chụp X quang sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng và tránh nguy cơ tổn thương dây thần kinh. Trong quá trình nhổ răng, nha sĩ sẽ dùng thuốc gây tê để giảm đau đớn cho khách hàng. 

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn như thế nào? Tại những phòng khám uy tín, quy trình thực hiện được đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế 

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các tình trạng sức khỏe như: rối loạn công thức máu, cao huyết áp, bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì hãy thông báo cho nha sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định an toàn và hiệu quả nhất cho quá trình nhổ răng.

Để có quy trình thực hiện khám chữa răng khôn an toàn, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có kỹ thuật và chuyên môn cao .

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn

Chụp Xquang và thăm khám

Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện khám chữa răng khôn là chụp phim Xquang và thăm khám. Chụp phim giúp đánh giá tình trạng răng khôn và xác định vị trí mọc của răng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định liệu răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe nướu và răng lân cận hay không.

Tiếp đó, bạn được chỉ định xét nghiệm máu nhằm đánh giá tình trạng đông máu. 

Các xét nghiệm khác như kiểm tra tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp giúp loại trừ các yếu tố rủi ro.

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn như thế nào?  2Chụp X- quang là bước đầu tiên trong quy trình nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn

Sau khi thăm khám, bước tiếp theo của quy trình thực hiện khám chữa răng khôn là nhổ răng khôn. 

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ giúp khách hàng giảm đau và thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng. Hiện nay, đa số các nha khoa đều sử dụng máy siêu âm Piezotome trong quá trình nhổ răng khôn để giảm đau và khó chịu cho khách hàng.

Nếu răng khôn mọc đúng tư thế và chưa ảnh hưởng đến các răng lân cận, quy trình nhổ có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu răng khôn bị lệch, mọc ngầm thì quy trình nhổ sẽ trở nên phức tạp và kéo dài thời gian.

Tái khám

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn cuối cùng là tái khám. Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách ăn uống và vệ sinh đúng cách để giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp lành thương nhanh. Việc tái khám giúp đảm bảo vết thương đang hồi phục một cách bình thường và xử lý các rủi ro (nếu có).

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn như thế nào?  3

Quy trình thực hiện khám chữa răng khôn nhằm đảm bảo an toàn

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng khôn:

  • Để giảm sưng và đau, bạn có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm vùng má.
  • Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, nên ưu tiên ăn các loại cháo, súp và không nên ăn thức ăn quá nóng để tránh kích thích vùng mới nhổ răng.
  • Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường nhằm giảm nguy cơ vi khuẩn sâu răng phát triển.
  • Khi vệ sinh răng miệng, chải răng nhẹ nhàng xung quanh vị trí răng mới nhổ và sử dụng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
  • Tuân thủ mọi hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ nha khoa, đặc biệt là về việc chăm sóc vùng miệng sau khi nhổ răng.

Để giảm đau trong quá trình nhổ răng và thời gian sưng cho người bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe bệnh nhân đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề cao, chẩn đoán chính xác tình trạng răng và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. 

Với hơn 23 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ Bác sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt cùng sự cố vấn chuyên môn của nhiều PGS, TS giàu kinh nghiệm, nha khoa Herident sẽ luôn là địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên nghiệp của mọi gia đình. 

Liên hệ ngay số Hotline hoặc tới trực tiếp phòng khám nha khoa Herident để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn!






 

Tin liên quan