Rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh lý phức tạp và đa dạng về triệu chứng. Việc điều trị rối loạn khớp thái dương hàm cần có thể thực hiện đơn thuần, riêng rẽ hay kết hợp nhiều biện pháp tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Đọc bài viết dưới đây để hiểu về rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý gì? Cách điều trị ra sao?
I. Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý gì?
1. Khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là khớp chuyển động tự do giữa lồi cầu xương hàm dưới và hố thái dương. Về giải phẫu, khớp gồm: Lồi cầu xương hàm dưới, hố thái dương, đĩa khớp, bao khớp và các cơ.
2. Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý gì?
Khớp thái dương hàm là một khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, nằm gần tai. Khớp này chịu trách nhiệm cho các hoạt động chức năng quan trọng như nhai, nói và mở đóng miệng.
Rối loạn khớp thái dương hàm là một tình trạng phổ biến liên quan đến các cơ, dây chằng và khớp của thái dương hàm. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối tượng dễ mắc bệnh này phổ biến ở độ tuổi từ 20-40. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc rối loạn khớp thái dương hàm cao hơn nam.
Chẩn đoán bệnh rối loạn khớp thái dương hàm thường đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều chuyên gia như nha sĩ, bác sĩ phục hồi chức năng và chuyên gia tâm lý. Nhiều trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm tự giảm nhẹ đi theo thời gian và không yêu cầu điều trị đặc biệt. Một số trường hợp nặng có thể yêu cầu can thiệp phẫu thuật hoặc các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý phức tạp
3. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
- Yếu tố gen di truyền, khiến khớp thái dương hàm bị sai lệch do bẩm sinh.
- Nhiễm khuẩn và các tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm Việc vi khuẩn xâm nhập vào khớp có thể gây viêm nhiễm và tổn thương.
- Chấn thương do tai nạn, va đập hay sự mở rộng miệng đột ngột có thể dẫn đến sự trật khớp thái dương hàm.
- Thói quen ăn đồ cứng, áp lực, căng thẳng tâm lý dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ
- Trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp).
- Răng mọc lệch, mọc chen chúc là nguyên nhân của rối loạn khớp thái dương hàm
- Rối loạn tư thế toàn thân như vẹo và lệch người hoặc các rối loạn tâm lý có thể tác động và góp phần vào sự phát sinh của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm.
4. Dấu hiệu rối loạn khớp thái dương hàm
Các dấu hiệu rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:
- Đau khi ăn nhai, nói chuyện, há miệng: Đau vùng góc hàm, thái dương và dưới hàm có thể xuất phát từ căng thẳng cơ, trật đĩa khớp hoặc sự mòn của cơ và mô xung quanh khớp.
- Cảm giác đau ở các cơ nhai: vùng góc hàm, vùng dưới hàm, đau vùng trước tai, đau trong tai, đau vùng thái dương
- Đau khớp thái dương hàm: Đau vùng trước tai và trong tai thường liên quan đến sự việc trật đĩa khớp hoặc mòn xương lồi cầu ở khớp thái dương hàm.
- Các cơ vùng cổ-vai-gáy, tiếng kêu lục cục khi mở hoặc đóng hàm, cứng khớp hàm: khó khăn khi há miệng lớn, khi há lớn có thể lệch hàm.
- Nhức đầu, đau trong tai, ù tai, giảm thính lực và rối loạn thăng bằng có thể là triệu chứng ảnh hưởng của rối loạn khớp thái dương hàm lên các cấu trúc lân cận như cột sống cổ và tai.
- Sưng tuyến nước bọt dưới hàm, chảy nước mắt, đau sau hốc mắt… có thể liên quan đến việc tổn thương các cơ, dây chằng và mô xung quanh khớp thái dương hàm.
Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia như nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa khớp thái dương hàm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau khi nhai là dấu hiệu điển hình của rối loạn khớp thái dương hàm
II. Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm: Điều trị nội khoa, làm giảm căng thẳng, vật lý trị liệu, thay đổi thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ thống khớp, máng nhai, thư giãn, mài chỉnh khớp cắn, tái tạo khớp cắn bằng phục hình răng, nắn chỉnh răng, ...Quan trọng, bệnh nhân rối loạn cơ khớp thái dương hàm cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi và điều trị tốt nhất.
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc giảm đau và chống viêm như thuốc NSAIDs hoặc thuốc trợ thần thần kinh có thể được sử dụng để kiểm soát đau.
- Tiêm botox: Giúp làm giảm căng cứng cơ, giảm đau cấp. Đây chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng, cần thực hiện lại 3 đến 6 tháng một lần.
- Điều trị vật lý trị liệu: Bài tập và kỹ thuật vật lý có thể giúp cải thiện sức mạnh và linh hoạt của cơ xung quanh khớp. Kỹ thuật massage và các phương pháp vật lý trị liệu khác có thể giúp giảm căng thẳng và đau.
- Máng nhai: Đây là các thiết bị được đặt trong miệng để giữ cho cơ xung quanh khớp được nghỉ ngơi và giảm căng thẳng.
- Mài chỉnh khớp cắn và tái tạo hướng dẫn răng nanh
- Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình hoặc chỉnh hình
Phẫu thuật nội soi khớp thường được sử dụng để xem xét và điều trị các vấn đề như trật đĩa khớp.
Các biện pháp phẫu thuật có thể bao gồm việc tái tạo, sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc trong khớp.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, khi các phương pháp trên không hiệu quả, việc thay thế toàn bộ khớp có thể được chỉ định.
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây ra nhiều tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Triệu Hùng hiện là Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hà Nội đồng thời là thành viên Ban cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Herident, chúng tôi tự tin là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi nhà trao gửi sức khỏe răng miệng gia đình mình.
Liên hệ ngay tới Hotline hoặc tới cơ sở phòng khám để được tư vấn và điều trị kịp thời!