Có nên chụp răng sứ không? Quy trình chụp răng sứ diễn ra như thế nào?

Chụp răng sứ là phương pháp điều trị nha khoa phổ biến để phục hồi hình thể và chức năng của răng. Chụp răng sứ đến nay vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng do vậy bài viết xin được giải đáp thông tin chụp răng sứ là gì? Quy trình chụp răng sứ diễn ra như thế nào?

I. Tìm hiểu về phương pháp chụp răng sứ

1. Phương pháp chụp răng sứ là gì?

Chụp răng sứ là phương pháp phục hình răng, phục hồi các tổn thương của răng ở các mức độ khác nhau. Khi làm chụp răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật bị tổn thương thành cùi răng. Các chụp răng sẽ được thiết kế và chế tạo khớp với dấu răng của của khách hàng. Chụp sứ sẽ được gắn cố định lên bề mặt cùi răng đã được chuẩn bị, sử dụng các chất liệu gắn kết chuyên dụng.

Có nên chụp răng sứ không? Quy trình chụp răng sứ diễn ra như thế nào?Chụp răng sứ giúp cải thiện tình trạng tổn thương răng ở các mức độ 

2. Trường hợp nào nên chụp răng sứ?

Chụp răng sứ thường được áp dụng cho những trường hợp răng bị mòn cổ, sứt mẻ. Cụ thể: 

  • Trường hợp răng bị sứt mẻ, miếng hàn răng ở những vị trí chịu lực, khó lưu giữ chất hàn nên làm chụp răng sứ. Phương pháp này giúp phục hình và bảo vệ chức năng răng. 
  • Các răng đã chữa tủy, mất nhiều tổ chức răng nên làm chụp răng 
  • Răng dị dạng, hình thể bất thường, răng nhiễm màu

3. Ưu điểm khi chụp răng sứ?

  • Răng sứ có màu sắc tự nhiên giúp tạo ra nụ cười tự tin và thẩm mỹ. 
  • Sứ răng không bị ố và có độ bền cao, giữ được màu sắc theo thời gian.
  • Lớp sứ có khả năng chịu lực tốt, giúp bảo vệ răng và đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.
  • Quy trình chế tác sứ răng bằng máy tính mang lại độ chính xác cao trong việc tạo hình và kích thước.

4. Các loại chụp răng sứ phổ biến hiện nay

  • Răng sứ kim loại: So với các loại răng sứ khác, răng sứ kim loại có giá thành thấp nhất. Dòng răng sứ này dễ chế tác và gia công. Tuy nhiên nhược điểm của răng sứ kim loại là kém thẩm mỹ hơn răng toàn sứ.
  • Răng toàn sứ: Răng toàn sứ có ưu điểm thẩm mỹ tốt hơn răng sứ kim loại nhưng thường có giá thành cao hơn so với các loại răng sứ kim loại. Quá trình chế tác và lắp đặt răng toàn sứ đòi hỏi kỹ thuật cao, cần sự chính xác trong quá trình điều chỉnh màu sắc và hình dáng.

Cả hai loại răng sứ đều có ưu và nhược điểm riêng. Quyết định chọn loại nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu thẩm mỹ, chi phí, sở thích,...

Mỗi dòng răng sứ sẽ phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng của từng người

II. Quy trình chụp răng sứ diễn ra như thế nào?

Dưới đây là quy trình làm chụp răng sứ mà bạn có thể tham khảo:

1. Tiến hành thăm khám tổng quát

Bước đầu tiên trong quy trình làm chụp răng sứ là thăm khám tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quan tình trạng răng của khách hàng để xác định mức độ tổn thương và các vấn đề sức khỏe lợi. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị cần thiết trước khi bắt đầu quy trình chụp răng sứ.

2. Mài răng

Sau khi xác định tình trạng răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng để tạo khoảng cho chụp sứ. Việc này được thực hiện  chính xác và cẩn thận để không làm mất quá nhiều mô răng thật và ảnh hưởng đến tủy răng. 

3. Lấy dấu răng và thiết kế chụp răng

Sau khi mài răng, khách hàng sẽ được lấy dấu răng. Dấu răng này sẽ được gửi đến phòng Labo để thiết kế răng sứ. Trong thời gian này, khách hàng có thể được gắn răng tạm để duy trì một phần thẩm mỹ và chức năng. Sau đó, khách hàng sẽ được hẹn lịch tái khám để gắn răng sứ.

4. Gắn chụp răng sứ

Răng sứ sau khi được chế tạo sẽ được gửi từ phòng Labo về và bác sĩ sẽ tiến hành gắn lên răng khách hàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự phù hợp về màu sắc, hình thể, sự sát khít của chụp sứ cũng như kiểm tra tiếp xúc bên và khớp cắn với răng bên cạnh và hàm đối diện. Những lỗi nhỏ có thể được bác sĩ chỉnh trên ghế răng. Nếu cần chỉnh sửa nhiều hơn, răng sứ sẽ được gửi lại phòng Labo để sửa lại.

5. Tái khám

Khách hàng thường sẽ được hẹn khám lại một tuần sau khi lắp răng. Ở buổi tiếp theo, bác sĩ sẽ đánh giá lại khớp cắn của khách hàng, lấy chất gắn thừa nếu có để đảm bảo khách hàng ăn nhai một cách thoải mái. Sau đó, khách hàng tái khám thường là 6 tháng/lần. Trong những buổi tái khám, bác sĩ không chỉ kiểm tra chất lượng của răng sứ mà còn kiểm tra tình hình răng miệng tổng quan. Điều này giúp phát hiện và khắc phục ngay khi có vấn đề với răng sứ, đồng thời duy trì tuổi thọ và hiệu suất của răng sứ trong thời gian dài.

Có nên chụp răng sứ không? Quy trình chụp răng sứ diễn ra như thế nào? 2Chụp răng sứ giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tự tin

Với hơn 23 năm hoạt động trong ngành Răng Hàm Mặt, Nha khoa Herident dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban cố vấn chuyên môn gồm nhiều PGS, TS giàu kinh nghiệm đã thực hiện thành công rất nhiều ca chụp răng sứ, mang lại sức khỏe răng miệng đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ một cách triệt để. 

Hãy liên hệ Hotline hoặc trực tiếp tới cơ sở phòng khám Nha khoa Herident để được thăm khám, tư vấn và trải nghiệm dịch vụ Nha khoa hàng đầu tại Việt Nam!
 

Tin liên quan