Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 12 đến 36 tháng, với nhiều giai đoạn khác nhau. Mà mỗi giai đoạn đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Nắm rõ quy trình niềng răng sẽ giúp bệnh nhân hiểu những gì sẽ diễn ra để chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi khi điều trị. Cùng nha khoa Herident tìm hiểu về quy trình niềng răng chuẩn y khoa sẽ diễn ra như thế nào trong bài viết này nhé!

1. Vì sao niềng răng được ưa chuộng 

Niềng răng ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng. Một trong những lí do khiến việc niềng răng được ưa chuộng phải kể đến như:

Hiệu quả lâu dài

Nghiên cứu cho thấy rằng kết quả của niềng răng thường kéo dài lâu dài nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ chăm sóc và sử dụng hàm duy trì. Một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics (2020) cho thấy tỷ lệ duy trì vị trí răng sau niềng là rất cao. Với khoảng 90% bệnh nhân không gặp phải vấn đề về dịch chuyển răng trong vòng 5 năm sau khi kết thúc điều trị (Haas et al., 2020).



                          Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào?

Niềng răng có hiệu quả lâu dài

Tính linh hoạt trong phương pháp

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, niềng răng hiện nay cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau, từ niềng mắc cài truyền thống đến niềng khay trong suốt (Invisalign). Sự đa dạng này giúp bệnh nhân có thể chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và lối sống của mình, tạo điều kiện cho một quá trình điều trị bền vững và thoải mái hơn.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Niềng răng không chỉ là giải pháp thẩm mỹ mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng. Răng được điều chỉnh về đúng khớp cắn giúp dễ dàng vệ sinh, giảm nguy cơ sâu răng và viêm lợi. Ngoài ra việc niềng răng còn ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý khớp thái dương hàm và bộ máy nhai.

Tâm lý tự tin hơn

Khi răng đã được cải thiện thẩm mỹ, bệnh nhân thường cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Sự tự tin này không chỉ đến từ một nụ cười đẹp mà còn từ việc biết rằng sức khỏe răng miệng của mình đã được cải thiện. Điều này thúc đẩy họ duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt.

2. Quy trình niềng răng chuẩn y khoa như thế nào?

Quy trình niềng răng chuẩn y khoa bao gồm nhiều bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo điều trị hiệu quả

Bước 1: Khám sức khỏe tổng quát và thực hiện chụp phim.

Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Qua bước này, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện tình trạng răng miệng, các vấn đề thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng cơ khớp và sự phát triển xương hàm của bệnh nhân từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Bệnh nhân sẽ được chụp phim X-quang để có cái nhìn rõ ràng hơn về cấu trúc hàm và răng. Các loại phim thường được sử dụng bao gồm phim toàn cảnh (Panorama) và phim sọ nghiêng (Cephalometric) để phân tích những sai lệch về cấu trúc xương, răng và mô mềm.

Đặc biệt, bệnh nhân sẽ được quét, dựng hình mô phỏng 3D toàn bộ cung răng 2 hàm qua máy Scan 3D TRIOS, giúp bệnh nhân hình dung 1 cách trực quan về hàm răng của mình. Máy còn có thể mô phỏng được những thay đổi của hàm răng trong quá trình điều trị.

Bước 2: Tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hoá

Sau khi hoàn tất bước thăm khám tổng quát và chụp phim X-quang, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa cho bệnh nhân. 

Đây được coi là bước quan trọng nhất trong 6 bước của quá trình niềng răng. Bởi, nó đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận được phương pháp niềng răng phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của mình.

Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào? 2

PGS, TS Đỗ Quang Trung  - ban cố vấn nha khoa Herident tư vấn cho khách hàng

Tư vấn về các phương pháp niềng răng

Bác sĩ sẽ giới thiệu và giải thích cho bệnh nhân về việc có những phương pháp niềng răng nào hiện nay. Hiện nay đang có một số phương pháp niềng răng như:

  • Niềng răng mắc cài truyền thống: Phương pháp sử dụng mắc cài kim loại hoặc sứ gắn lên răng. Theo thống kê, ước tính 10 người niềng răng thì có đến 8 - 9 người chọn phương pháp niềng răng cố định để chỉnh nha. Đây là phương pháp phổ biến và thường được chỉ định cho những ca răng phức tạp.
  • Niềng răng tự buộc: Một biến thể của niềng mắc cài, cho phép dây cung tự trượt trong mắc cài mà không cần thun buộc. Việc này sẽ giúp giảm ma sát và rút ngắn thời gian điều trị.
  • Niềng răng trong suốt (Invisalign): Quy trình niềng răng Invisalign sẽ sử dụng khay niềng trong suốt, có thể tháo rời. Đặc biệt phù hợp với những người trưởng thành và không muốn lộ mắc cài trong suốt quá trình điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất các pkhác như niềng răng bằng khí cụ hoặc thiết bị hỗ trợ để cải thiện vị trí răng và khớp cắn.

Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào? 3

Các phương pháp niềng răng

Bên cạnh đó, những yếu tố được bác sĩ cân nhắc khi đưa ra phác đồ điều trị có thể kể đến như:

  • Tình trạng răng miệng: Dựa trên kết quả thăm khám và phim chụp, bác sĩ sẽ chỉ ra những vấn đề cần được điều trị,  như răng lệch,...
  • Mục tiêu điều trị: Bệnh nhân sẽ được hỏi về những mong muốn và kỳ vọng của mình đối với quá trình niềng răng. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về mục tiêu cụ thể mà bệnh nhân muốn đạt được.
  • Tuổi tác: Độ tuổi của bạn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển răng và khả năng hợp tác trong quá trình điều trị.
  • Sức khỏe tổng quát: Các bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
  • Ngân sách: Bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

Phác đồ điều trị được xây dựng phù hợp với từng cá nhân

Dựa trên các thông tin đã thu thập, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa. Phác đồ này sẽ bao gồm:

  • Kế hoạch điều trị chi tiết: Phương thức điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của bệnh nhân, cách thức di chuyển răng và những khí cụ hỗ trợ trong quá trình niềng răng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ mô phỏng và tiên lượng kết quả điều trị cho bệnh nhân.
  • Thời gian điều trị dự kiến: Thời gian điều trị có thể dao động từ 12 đến 36 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ca niềng. Bác sĩ sẽ cung cấp dự đoán cụ thể dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.
  • Lịch trình tái khám: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về lịch tái khám định kỳ để điều chỉnh mắc cài hoặc thay đổi khay niềng. Thường là từ 1 tháng đến 2 tháng một lần.
  • Chi phí điều trị: Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các khoản phí cần thanh toán, bao gồm phí khám, phí niềng răng,...

Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài

Đối với những bệnh nhân lựa chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài, sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị, bạn sẽ chính thức bước vào giai đoạn niềng răng bằng việc gắn mắc cài. Đây là giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha. Quy trình gắn mắc cài diễn ra như sau:

 Làm sạch bề mặt thân răng

Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ làm sạch bề mặt thân răng đặc biệt là vị trí gắn mắc cài, để đảm bảo quá trình gắn diễn ra thuận lợi

Gắn mắc cài

 Bác sĩ sẽ sử dụng một loại keo nha khoa chuyên dụng để gắn mắc cài lên bề mặt răng. Quy trình này yêu cầu sự chính xác cao để đảm bảo rằng mắc cài được đặt đúng vị trí theo kế hoạch điều trị.

Thực hiện kiểm tra

 Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vị trí và độ chắc chắn của mắc cài. Để đảm bảo rằng chúng đã được gắn đúng cách và có khả năng chịu được lực kéo trong quá trình niềng.

Gắn dây cung

Sau khi gắn xong tất cả các mắc cài, bác sĩ sẽ đưa dây cung vào mắc cài để tạo ra lực tác động lên răng. Dây cung sẽ được điều chỉnh để tạo ra lực vừa đủ nhằm di chuyển răng dần dần về vị trí mong muốn.

Bước 4: Tái khám, chỉnh nha định kỳ

Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cần đến nha khoa tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lực niềng. Chỉnh nha định kỳ sẽ giúp đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra đúng kế hoạch và đạt được kết quả như mong đợi.

Theo bác sĩ nha khoa Răng - Hàm - Mặt của trường Đại học Y Hà Nội, tần suất tái khám thường dao động từ 4 đến 8 tuần một lần. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và phác đồ điều trị. Việc tuân thủ lịch tái khám là rất quan trọng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Bước cuối cùng trong quy trình niềng răng là tháo niềng và đeo hàm duy trì. Đây là giai đoạn quan trọng không kém phần các bước trước, vì nó ảnh hưởng đến việc giữ gìn kết quả điều trị lâu dài.

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để nhẹ nhàng tháo từng mắc cài ra khỏi răng. Sau khi tháo mắc cài, bác sĩ sẽ làm sạch và đánh bóng răng để loại bỏ phần keo gắn còn sót lại.

Sau khi tháo mắc cài , xương ổ răng vẫn còn đang trong quá trình thích nghi. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp cố định răng ở vị trí mới, ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch trở lại.

Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào? 4

Hàm duy trì sau niềng

3. Những lưu ý trước khi niềng răng

Xác định rõ tình trạng sức khỏe răng miệng 

Trước khi bắt đầu niềng răng, việc hiểu rõ tình trạng răng miệng của mình là rất quan trọng. Bạn cần:

  • Thăm khám bác sĩ nha khoa: Đến gặp bác sĩ để kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, từ đó nhận được những đánh giá chính xác về sức khỏe răng miệng của mình.
  • Nhận diện các vấn đề cụ thể: Bác sĩ sẽ giúp bạn nhận diện các vấn đề như răng lệch lạc, khớp cắn không đều, hoặc các bệnh lý khác như sâu răng hay viêm nướu. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những gì cần được điều trị.
  • Đánh giá mức độ phức tạp của ca niềng: Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ phức tạp của ca niềng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tìm hiểu trước các phương pháp niềng răng

Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, và việc tìm hiểu trước khi quyết định sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình:

  • Niềng răng mắc cài truyền thống: Phương pháp phổ biến nhất, sử dụng mắc cài kim loại hoặc sứ.
  • Niềng răng tự buộc: Giúp giảm thời gian điều trị và tạo sự thoải mái hơn.
  • Niềng răng trong suốt (Invisalign): Mang lại tính thẩm mỹ cao, dễ tháo ra và đeo vào.

Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, do đó bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra lựa chọn tối ưu.

Xem thêm: Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là gì? Ưu và nhược điểm?

Tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng

Việc chọn nha khoa uy tín và chất lượng là một bước quan trọng trong quá trình niềng răng. Một nha khoa tốt không chỉ đảm bảo hiệu quả điều trị mà còn mang lại sự an tâm và thoải mái cho bệnh nhân. Một số tiêu chí bạn cần chú ý khi chọn có thể kể đến như: 

Chất lượng đội ngũ bác sĩ

Chất lượng đội ngũ bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả và an toàn của quá trình niềng răng. Một bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Bạn có thể tham khảo niềng răng ở nha khoa Herident. Tại đây, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt. Đặc biệt là từ các cơ sở giáo dục uy tín như Đại học Y Hà Nội.

Các bước trong quy trình niềng răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào? 5

Bác sĩ Đỗ Thị Hà - Chuyên ngành RHM và KH sau khi niềng răng

Trang thiết bị hiện đại

Nha khoa cần có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tiên tiến để thực hiện các phương pháp điều trị hiệu quả. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng điều trị mà còn giảm thiểu rủi ro.

Một số câu hỏi thường gặp

Niềng răng mất bao lâu?

Theo Viện Y tế Quốc Gia (NIH), thời gian niềng răng thường kéo dài từ 12 đến 36  tháng, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ca niềng. Bác sĩ sẽ cung cấp thời gian dự kiến cụ thể sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng của bạn.

Có đau khi niềng răng không?

Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ khi mắc cài và dây cung được gắn vào. Tuy nhiên, cảm giác này thường sẽ giảm bớt sau vài ngày. Nếu đau quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Có cần phải đi tái khám định kỳ hay không??

Có, việc tái khám định kỳ rất quan trọng trong quy trình niềng răng. Tần suất tái khám thường là từ 4 đến 8 tuần một lần để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lực kéo của mắc cài.

Hàm duy trì có cần thiết không?

Có, việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng là rất quan trọng để giữ cho răng ở vị trí mới và ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch trở lại. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách sử dụng và thời gian đeo hàm duy trì.

Làm thế nào để chọn phương pháp niềng răng thích hợp?

Để chọn phương pháp niềng răng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bạn và tư vấn về các phương pháp như niềng mắc cài truyền thống, niềng răng trong suốt (Invisalign) hoặc các phương pháp khác.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng chuẩn y khoa. Tại Nha khoa Herident, chúng tôi tự hào đã thực hiện thành công hàng ngàn ca niềng răng, mang đến nụ cười mới và cuộc sống mới cho nhiều bệnh nhân. Còn bạn thì sao? Nếu muốn sở hữu một nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn, hãy liên hệ ngay với Herident để được tư vấn chi tiết nhé!


 

Tin liên quan