Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là gì? Ưu và nhược điểm?

Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn giúp nắn chỉnh răng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Cùng nha khoa Herident tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là gì? Các loại niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc (hay còn gọi là mắc cài tự động, mắc cài tự đóng) có thiết kế hiện đại được cải tiến từ mắc cài truyền thống. Phương pháp này có hệ thống nắp trượt tự động thay thế cho dây thun để giữ dây cung trên rãnh mắc cài. Khi đó, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài nhờ các chốt tự động. Từ đó giúp duy trì lực kéo răng ổn định, giảm tối đa lực ma sát giúp bệnh nhân ít đau hơn khi niềng răng.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là gì? Ưu và nhược điểm?Sử dụng mắc cài tự buộc giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát quá trình chỉnh nha và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay có 2 loại mắc cài tự buộc được sử dụng phổ biến, đó là niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Niềng răng kim loại tự buộc sử dụng các khí cụ mắc cài và dây cung được làm từ kim loại thường là thép không gỉ. Chất liệu không gây kích ứng khoang miệng và đảm bảo lực kéo ổn định. Đây là ưu điểm lớn của phương pháp này, giúp bác sĩ kiểm soát lực kéo tốt hơn và dây cung cũng ít biến dạng hơn.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc được làm từ sứ nguyên chất, có màu trong suốt, trùng với màu răng. Chất sứ đảm bảo tính thẩm mỹ, không gây tổn thương niêm mạc và vẫn đảm bảo hiệu quả điều chỉnh răng.

5 Ưu điểm của niềng răng mắc cài tự buộc

  • Hiệu quả chỉnh nha cao: Hệ thống nắp trượt tự động đảm bảo cho lực kéo luôn được liên tục và ổn định và tăng hiệu quả chỉnh nha.
  • Thực hiện được những ca chỉnh nha khó: Từ các trường hợp đơn giản như răng khấp khểnh, hô, móm đến các trường hợp phức tạp hơn như răng chen chúc, hô hàm trên, lệch khớp cắn,... mắc cài tự buộc đều có thể giải quyết hiệu quả.
  • Rút ngắn thời gian niềng răng: Nhờ khả năng kiểm soát lực di chuyển tốt, duy trì hiệu quả ổn định giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, rút thời gian điều trị so với các phương pháp khác.
  • Không bị bung tuột: Dây cung được khóa chặt trong mắc cài, hạn chế tối đa tình trạng bung tuột, giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và hiệu quả.
  • Giảm số lần tái khám: Việc ít bị bung tuột giúp giảm số lần phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại so với mắc cài thường.

Niềng răng mắc cài tự buộc giá bao nhiêu?

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên niềng răng bằng mắc cài tự buộc thường có giá thành cao hơn so với niềng răng mắc cài thường. Giá niềng răng mắc cài buộc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp, tình trạng răng, cơ sở nha khoa thực hiện.

  • Giá niềng răng mắc cài kim loại tự buộc thường dao động từ 40 - 50 triệu đồng.
  • Giá niềng răng mắc cài sứ tự buộc dao động từ 50 - 65 triệu đồng.

Câu hỏi thường gặp

So sánh niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc hay kim loại tự buộc là câu hỏi của rất nhiều người. Theo bác sĩ chỉnh nha Phạm Linh Giang tại nha khoa Herident cho biết mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và tài chính của mỗi người.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là gì? Ưu và nhược điểm? 2

Tiêu chí

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Chất liệu

Kim loại (thường là thép không gỉ), không gây kích ứng

Sứ nguyên chất, an toàn trong khoang miệng

Thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ kém, dễ bị lộ mắc cài kim loại khi giao tiếp, cười nói

Có tính thẩm mỹ cao, màu sắc gần với màu của răng, ít bị lộ khi giao tiếp

Độ bền

Cao

Trung bình

Hiệu quả

Có lực tác động lên răng ổn định, hiệu quả niềng răng cao, thực hiện được những ca khó.

Lực tác động lên răng ổn định, nhưng do độ bền kém hơn mắc cài kim loại tự buộc nên hiệu quả chỉnh nha kém hơn.

Cảm giác khi niềng răng

- Thiết kế gọn hơn, giảm thiểu tối đa được sự vướng víu.

- Mắc cài sứ có thiết kế khá to, gây vướng víu hơn.

Chi phí

40 - 50 triệu

50 - 65 triệu

Để biết phương pháp niềng răng nào phù hợp nhất với bản thân, bạn nên đến trực tiếp nha khoa Herident để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Niềng răng mắc cài tự buộc có đau không?

Thực tế, khi bắt đầu niềng răng, dù là loại mắc cài nào, bạn cũng sẽ cảm thấy hơi khó chịu, ê nhức trong vài ngày đầu. Điều này là do răng và xương hàm đang dần thích nghi với lực tác động của mắc cài. Tuy nhiên, với mắc cài tự buộc, cảm giác này thường nhẹ hơn và giảm nhanh hơn so với mắc cài truyền thống.

Thời gian niềng răng mắc cài tự buộc là bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng mắc cài tự buộc dao động từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.

  • Độ phức tạp của tình trạng răng: Nếu răng mọc lệch lạc nhiều, hô móm nặng thì thời gian chỉnh nha sẽ lâu hơn so với trường hợp đơn giản.
  • Độ tuổi: Trẻ em có xương hàm còn đang phát triển nên thời gian niềng s ngắn hơn người lớn.
  • Loại mắc cài: Mặc dù cùng là mắc cài tự buộc nhưng chất liệu và thiết kế khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng.
  • Sự tuân thủ của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng tốt, đến khám theo lịch hẹn thì quá trình niềng răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Trên đây là những chia sẻ về niềng răng mắc cài tự buộc hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn thêm về niềng răng, hãy gọi ngay đến Hotline 1900.5089 để bác sĩ nha khoa Herident giải đáp nhé!

Tin liên quan