Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa

1. Sơ lược về laser

Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation- khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phát minh ra đầu tiên năm 1960 bởi Theodore Maiman. Laser được đưa vào lĩnh vực nha khoa lâm sàng với hy vọng khắc phục được một số nhược điểm của các phương pháp điều trị thông thường. Việc sử dụng tia laser trong nha khoa đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỉ qua.

Ngày nay, nha khoa xâm lấn tối thiểu đang là xu hướng tất yếu và sẽ ngày càng phát triển. Do đó việc ứng dụng laser trong điều trị ngày càng phát triển. Bài viết sau đây, sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các ứng dụng của laser trong nha khoa hiện đại.

2. Ưu điểm, nhược điểm:

* Ưu điểm: Laser là một phương pháp rất tiềm năng trong việc điều trị cả trên mô cứng lẫn mô mềm, đặc biệt là trong các thủ thuật trên mô mềm với những ưu điểm vượt trội sau:

- Một số thủ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng tia laser nha khoa mô mềm có thể không cần khâu

- Giảm hoặc loại bỏ được gây tê tại chỗ

- Giảm thiểu chảy máu vì chùm ánh sáng năng lượng cao hỗ trợ quá trình đông máu của các mạch máu lộ ra- Giảm nguy cơ nhiễm trùng do chùm tia năng lượng cao góp phần khử trùng khu vực đang điều trị.

- Sang chấn tối thiểu cho các mô xung quanh

-Giúp lành thương và kích thích tái tạo mô.

* Nhược điểm của phương pháp sử dụng laser trong điều trị nha khoa:

- Phải bảo vệ mắt cho bệnh nhân và người xung quanh trong quá trình điều trị.

- Laser khó lấy đi phần mô răng nhiễm khuẩn ở những lỗ sâu răng lớn, lỗ sâu răng mặt bên, không thể lấy đi miếng trám cũ

- Không thể dùng mài răng trong các trường hợp làm chụp răng, cầu răng, hoặc làm inlay, onlay.

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoaỨng dụng laser trong thủ thuật tạo hình lợi

3. Ứng dụng của laser mô mềm:

Các bước sóng khác nhau được ứng dụng cho các thủ thuật khác nhau. Các thủ thuật có thể ứng dụng laser mô mềm bao gồm:

3.1. Trong phẫu thuật:

+ Cầm máu

+ Khử khuẩn viêm quanh implant

+ Điều trị áp xe

+ Điều trị cười hở lợi: phẫu thuật tạo hình lợi, cắt lợi

+ Cắt phanh môi, phanh lưỡi: laser là một lựa chọn lý tưởng do sang chấn tối thiểu, cầm máu tốt

+ Khử trùng túi quanh răng

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa 2

+ Cắt lợi trùm

+ Bộc lộ răng mọc ngầm

+ Chữa lành vết thương

+ Sinh thiết mô mềm

+ Làm hồng lợi:

+ Cắt u lợi, u xơ: Laser nha khoa có thể được sử dụng để cắt bỏ mà không đau và không cần khâu với các khối u lành tính ở lợi, vòm miệng, hai bên má và môi.

3.2. Trong điều trị:

+ Điều trị tủy: khử khuẩn nội nha

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa 3

+ Điều trị nhạy cảm ngà

+ Điều trị loét áp-tơ (nhiệt miệng): Laser nha khoa cường độ thấp làm giảm cơn đau liên quan đến vết loét và giảm thiểu thời gian lành thương.

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa 4

+ Giảm đau do nhiểm khuẩn

+ Khử trùng mô hoại thư

+ Làm dài thân răng lâm sàng

+ Tẩy trắng răng: Laser nha khoa mô mềm cường độ thấp có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình tẩy trắng

+ Điều trị khớp thái dương hàm: Laser nha khoa có thể được sử dụng để nhanh chóng giảm đau và giảm viêm khớp thái dương hàm.

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa 5

4. Ứng dụng của laser trong điều trị mô cứng:

- Trám răng/Chuẩn bị xoang trám: Laser nha khoa mô cứng có thể hạn chế việc sử dụng thuốc tê và tay khoan truyền thống. Tia laser được sử dụng trong quy trình trám răng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nằm trong xoang sâu, giúp cải thiện khả năng phục hồi răng lâu dài. Ngoài ra, thông qua việc thay đổi bước sóng, năng lượng cùng tiêu cự, tia laser lấy đi mô sâu một cách có chọn lọc, chỉ tác động trên phần ngà tổn thương. Thêm nữa, tạo xoang trám bằng laser còn không gây tiếng động khó chịu như khi thực hiện bằng tay khoan truyền thống, làm bệnh nhân thoải mái, không còn bị cảm giác sợ hãi ở những người nhạy cảm.

- Điều trị nhạy cảm ngà: Nhạy cảm ngà gây ê buôt là một trong những triệu chứng thường gặp trong nha khoa. Trước đây, để điều trị tình trạng này, người ta có thể sử dụng fluor để bịt kín các ống ngà lộ ra. Tuy nhiên, việc sử dụng laser sẽ làm giảm ê buốt một cách có hiệu quả và kéo dài hơn so với các phương pháp khác.

- Làm dài thân răng lâm sàng có mài xương ổ

- Mở tủy sang chấn tối thiểu v.v…

Tổng quan về ứng dụng laser trong nha khoa 6

5. Tương lai của Laser nha khoa

Với việc ứng dụng rộng rãi laser trong nha khoa, góp phần làm giảm thời gian điều trị trên ghế răng, tăng hiệu quả điều trị, đạt được sự thoải mái khi điều trị. Laser nha khoa có thể giúp nha sĩ có thể tiếp cận bất kỳ phần nào của răng, thay thế nhu cầu sử dụng tay khoan nha khoa truyền thống. Điều này có thể giúp giảm bớt nỗi sợ hãi và lo lắng mà nhiều người gặp phải khi đến gặp nha sĩ.

Bích Hậu

Tin liên quan