Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident

DỰ PHÒNG VÀ NGĂN CHẶN SỰ TIẾN TRIỂN CỦA SÂU RĂNG Ở TRẺ EM BẰNG BẠC DIAMINE FLUOR (SILVER DIAMINE FLUORIDE - SDF)

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident

Sợ hãi trong nha khoa là gì?

Là một cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc ám ảnh mà một số người có thể trải qua khi đến nha khoa để điều trị răng miệng. Đối với trẻ nhỏ, sợ hãi trong nha khoa thường xuyên xảy ra do các yếu tố như tiếng ồn, cảm giác đau đớn, sự bất an trước những thiết bị lạ mắt và cảm giác bị kiểm soát trong quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident 2

Nguyên nhân đến từ đâu?

Sợ hãi nha khoa có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chung có thể gồm:

• Kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Nếu trẻ từng trải qua những trải nghiệm tiêu cực ở nha khoa, như đau đớn hoặc bị làm khó chịu, các bé có thể phát triển sự sợ hãi và ám ảnh đó với nha khoa.

• Sự căng thẳng và lo lắng của phụ huynh: Nếu phụ huynh của trẻ cũng có sự lo lắng và căng thẳng với nha khoa, trẻ có thể cảm nhận được điều đó và phản ánh lại bằng cách phát triển nỗi sợ hãi và ám ảnh.

• Độ tuổi của trẻ: Trẻ nhỏ thường chưa hiểu hoặc không thể giải thích được những cảm giác khó chịu hoặc đau đớn khi được điều trị răng miệng, dẫn đến sự sợ hãi và ám ảnh.

• Thiết bị và công cụ trong nha khoa: Những thiết bị và công cụ lạ mắt, tiếng ồn lớn và cảm giác đau đớn trong quá trình điều trị có thể khiến cho trẻ cảm thấy bất an và sợ hãi.

• Không có sự chuẩn bị tâm lý: Nếu trẻ không được chuẩn bị tâm lý trước khi đến nha khoa, các bé có thể không biết điều gì sẽ xảy ra và phát triển nỗi sợ hãi và ám ảnh với nha khoa.

Hậu quả:

Sợ hãi trong nha khoa ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý, bao gồm:

• Bỏ lỡ các cuộc hẹn nha khoa: Trẻ có thể sợ và ngại đến nha khoa, dẫn đến việc bỏ lỡ các cuộc hẹn. Từ đó không nhận được chăm sóc, điều trị răng miệng đầy đủ, gây ra các vấn đề sức khỏe miệng trong tương lai.

• Có tác động xấu đến sức khỏe miệng: những ấn tượng xấu có thể khiến trẻ không muốn chăm sóc răng miệng của mình, gây ra những vấn đề về răng miệng và sức khỏe miệng: sâu răng, viêm lợi, mất răng.

• Tác động xấu đến sức khỏe tâm lý: Sợ hãi và ám ảnh nha khoa có thể làm giảm sự tự tin và tự trọng của trẻ, gây ra cảm giác lo lắng, áp lực và căng thẳng.

• Tác động xấu đến hành vi: điều đó có thể khiến trẻ trở nên khó chịu, dễ nổi cáu, không chịu nghe lời và khó khăn trong việc thích nghi với các tình huống mới.

 

Tại nha khoa Herident mỗi trẻ nhỏ đều được chăm sóc cả tâm lý lẫn răng miệng. Các bạn bé được đặt lịch hẹn lần khám răng đầu tiên dưới hình thức dạo chơi nha khoa, trẻ được đến nha khoa làm quen, quan sát các bạn dũng cảm trải nghiệm lần khám răng đầu tiên dễ chịu, nhẹ nhàng.

Phòng răng trẻ em tại nha khoa Herident với thiết kế thân thiện, dễ thương, ghế răng chuyên biệt cho trẻ, thay vì lên ghế răng là một trải nghiệm chinh phục “trèo lên lưng con khủng long“, “ôm lưng bạn gấu trúc”.

Với những trẻ bị sâu răng mà tuổi còn nhỏ, không hợp tác với việc sử dụng tay khoan nha khoa thì bôi SDF là biện pháp được các bác sĩ tại nha khoa Herident sử dụng cho trẻ nhỏ để điều trị xâm lấn tối thiểu cả về răng miệng lẫn tâm lý.

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident 3

Giới thiệu về Silver Diamine Fluoride (SDF)

Xuất phát là chất được dùng trong nha khoa để dự phòng và ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng. SDF đã được sử dụng đầu tiên tại Nhật Bản từ những năm 1960 trên phạm vi toàn quốc để dự phòng sâu răng cho trẻ em. Năm 2014, FDA của Mỹ đã đưa SDF vào trong danh mục thuốc và nha sĩ ở Mỹ đã bắt đầu sử dụng SDF từ 2015. Canada bắt đầu sử dụng SDF trong nha khoa từ 2/2017. Ngoài ra nhiều nước khác trên thế giới đã sử dụng SDF ví dụ Brazil, Trung Quốc, Mexico, Argentina, Úc, Hoa Kỳ,…

Silver diamine fluoride (SDF) Ag (NH3)2 F là chất được dùng trong nha khoa để dự phòng và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. SDF 38% (44800ppmF) là dung dịch không màu, với 25% thành phần bạc có chức năng kháng khuẩn, 8% diamine có vai trò như một dung môi và 5% fluoride có vai trò tái khoáng.

SDF có 3 chức năng chính là:

• Ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.

• Ngừa sâu răng.

• Giảm nhạy cảm ngà.

Tác dụng ngăn chặn sự tiến triển Sâu răng của SDF:

SDF làm cho các bề mặt răng sâu trở nên cứng chắc (kiểm tra bằng thám trâm hoặc cây đo túi), vai trò ngăn chặn sự tiến triển của Sâu răng nhờ thành phần bạc diệt khuẩn và Florua làm tăng khoáng hóa tổn thương bị sâu.

Sau khi bôi, có một số tổn thương sâu răng sẽ đổi màu (nâu hoặc đen) liền ngay sau đó. Thông thường những vị trí sâu răng sẽ đổi màu sau 2 – 3 ngày. Nếu những vị trí sâu có màu nâu hoặc đen, kiểm tra phát hiện đáy và thành lỗ sâu cứng chắc thì chứng tỏ tổn thương sâu răng đó đang ngừng tiến triển.

Thường SDF chỉ bôi 1 lần là đủ hiệu quả cho các sâu răng ở bề mặt nhẵn hay các lỗ sâu kích thước nhỏ, nông (thường là sâu hố rãnh) ở mặt nhai. Đối với các lỗ sâu ở mặt bên nhai hay mặt nhai có kích thước lớn, trám răng sẽ là hướng ưu tiên đầu tiên. Tuy nhiên nếu trẻ không hợp tác để trám răng, có thể bôi SDF để tạm thời làm ngừng sự tiến triển của sâu, đợi lúc trẻ lớn hơn và hợp tác hơn thì có thể trám. Trong trường hợp này, tùy nguy cơ sâu răng của trẻ mà có thể tiến hành bôi SDF sau 3 tháng hay 6 tháng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu những lỗ sâu đã vào tủy thì không thể bôi SDF. Điểm hạn chế của SDF là làm đen vùng mô răng bị sâu, những vùng mà mô răng không bị mất khoáng thì sẽ không bị đổi màu. Do đó trước khi trẻ được tiến hành bôi SDF thì bác sĩ sẽ cho gia đình và trẻ xem hình ảnh trước và sau khi bôi SDF.

Dù SDF làm đen các răng sữa bị sâu, nhưng việc đổi màu này không ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn thay thế sau này. Vì lý do thẩm mỹ nên SDF chống chỉ định cho các răng vĩnh viễn phía trước.

Với những răng cửa sữa đã bôi SDF sau khi tình trạng sâu răng chấm dứt, men răng cứng chắc lại bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp tiếp theo là hàn răng, làm chụp để phục hồi lại hàm răng trắng đẹp, khỏe mạnh cho trẻ.

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident 4

Quy trình bôi SDF như sau:

• Bước 1: làm sạch bề mặt răng bằng bằng bàn chải đánh răng

• Bước 2: cách ly bề mặt răng sâu cần bôi bằng gòn, và ống hút nước bọt (nếu có)

• Bước 3: làm khô về mặt răng bằng gòn, có thể kết hợp ống hút nước bọt

• Bước 4: nhỏ SDF vào đĩa nhựa nhỏ, dùng cọ bond nhúng vào trong SDF, rồi bôi trực tiếp lên bề mặt răng sâu. Sau đó dùng gòn lấy phần SDF dư.

• Bước 5: giữ cho miệng của trẻ há trong vòng 3 phút trên ghế nha khoa (vì có dùng ống hút nước bọt).

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident 5

SDF có an toàn hay không?

Ở Nhật, tất cả trẻ em 18 tháng đều được kiểm tra răng miệng, và SDF được bôi từ lứa tuổi này. Theo các nguồn tài liệu của Nhật, chưa có ghi nhận trường hợp nào bôi SDF gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân của trẻ.

Điểm chú ý khác, do nồng độ cao của bạc nên nếu SDF tiếp xúc với nướu răng hay niêm mạc miệng thì những vùng tiếp xúc có thể bị bỏng nhẹ với với niêm mạc trắng hơn so với xung quanh: tự biến mất sau 48 giờ mà không cần điều trị gì. Mức độ bỏng nhẹ không làm trẻ đau. Khi thao tác cần lưu ý không để SDF tiếp xúc với lưỡi vì SDF có vị chua, cay, đắng nhẹ sẽ làm một số trẻ khó chịu và phản ứng không hợp tác.

Lưu ý: ngoài bề mặt răng sâu bị đen, những vùng da hay áo quần tiếp xúc với SDF cũng sẽ có màu đen. Màu sẽ xuất hiện vài giờ đồng hồ sau khi tiếp xúc (có trường hợp màu xuất hiện rất nhanh ngay sau đó) và tự hết sau 1 tuần. Có thể làm nhanh làm mất màu ở da bằng cách có dùng cồn povidine i-ốt 10%: dùng bông gòn thấm cồn i-ốt và chùi trực tiếp lên dùng da bị dính màu, sau đó chùi lại bằng cồn 70 độ hoặc 90 độ.

Phương pháp điều trị không xâm lấn tâm lý trẻ em tại nha khoa Herident 6Khách hàng: Hoàng Trân Châu rất vui vẻ sau khi sử dụng dịch vụ bôi SDF điều trị sâu răng tại nha khoa Herident

Sản phẩm chỉ sử dụng trong phòng khám, bệnh viện chuyên khoa khi có bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua dùng tại nhà do yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các bố mẹ nhé!

Bùi Hải

Tin liên quan