Bệnh khe hở môi vòm miệng là một dạng dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt ở trẻ em. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy khe hở môi vòm miệng là dị tật gì? Cách điều trị khe hở môi vòm miệng cho trẻ như thế nào? Tìm hiểu ngay dưới bài viết này!
I. Khe hở môi vòm miệng là dị tật gì?
1. Khe hở môi vòm miệng là gì?
Khe hở môi vòm miệng là một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất vùng hàm mặt ảnh hưởng đến khu vực môi và vòm miệng của trẻ. Đây là tình trạng mà môi, vòm miệng của thai nhi không đóng hoàn toàn trong giai đoạn phát triển, tạo ra một khe rộng hoặc hẹp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật. Tỉ lệ khe hở môi vòm miệng khác nhau tùy từng quốc gia, vùng lãnh thổ, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ khe hở môi là khoảng 1/1000 trẻ.
Phần lớn khe hở môi vòm miệng xuất hiện là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Dị tật môi vòm miệng thường hình thành trong giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ khi môi và vòm miệng của thai nhi đang phát triển. Nếu quá trình này không diễn ra đầy đủ, có thể xảy ra các vấn đề dị tật, bao gồm khe hở môi vòm miệng. Siêu âm thai ở tuần thứ 18 có thể phát hiện ra dị tật.
Bệnh lý này gây rối loạn về hình thái giải phẫu và chức năng, đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của răng và cung răng hàm trên. Ngoài việc cung răng thường bị biến dạng, kích thước cung răng hàm trên trong bệnh lý khe hở môi vòm miệng hẹp hơn ở người bình thường, chủ yếu ở vùng răng trước.
Về mặt thẩm mỹ, dị tật này có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hình dạng khuôn mặt, đặc biệt là ở môi và vùng xung quanh. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến chức năng như việc bú sữa mẹ, nói và thậm chí có thể tạo ra những vấn đề về sức khỏe đường hô hấp.
Đối với cha mẹ, việc nhận thức và tiến hành các phương pháp sàng lọc sớm đóng vai trò quan trọng để phát hiện dị tật này. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa khe hở môi vòm miệng, giúp cải thiện ngoại hình và chức năng của trẻ.
2. Nguyên nhân gây dị tật khe hở môi vòm miệng
Dị tật khe hở môi vòm miệng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò quan trọng.
- Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình đã từng gặp phải dị tật vùng hàm mặt, đặc biệt là khe hở môi vòm miệng thì nguy cơ thai nhi phát triển dị tật này có thể cao hơn. Các gen đóng vai trò trong quá trình phát triển của môi và vòm miệng có thể được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai đóng một vai trò quan trọng trong phát triển của thai nhi. Thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B6, B12 và axit folic có thể tăng nguy cơ dị tật vùng hàm mặt. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất dinh dưỡng là quan trọng để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
- Nhiễm bệnh trong giai đoạn thai kỳ: Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm virus như Rubella hoặc cảm cúm trong giai đoạn quan trọng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ có thể tăng nguy cơ dị tật vùng hàm mặt cho thai nhi. Virus và các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của môi và vòm miệng.
Để giảm nguy cơ này, việc theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, việc thăm bác sĩ và tham gia các chương trình sàng lọc thai nhi có thể giúp phát hiện sớm và quản lý các vấn đề về dị tật vùng hàm mặt.
Virus Rubella có thể góp phần khiến trẻ bị dị tật khe hở vòm miệng
II. Trẻ bị khe hở môi vòm miệng bao giờ nên phẫu thuật?
Tại các nước y tế rất phát triển như Mỹ, Châu Âu, trẻ sinh ra bị khe hở môi được phẫu thuật luôn trước khi gặp mẹ. Điều này tránh cho người mẹ gặp stress tâm lý lần đầu gặp con.
Tại Việt Nam, thông thường phẫu thuật đóng khe hở môi được thực hiện khi trẻ 3-6 tháng, phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng được thực hiện khi trẻ khoảng 12 - 18 tháng. Các chuyên gia thường khuyến khích bố mẹ cho trẻ phẫu thuật sớm hơn để tối ưu hóa kết quả.
Một số lí do cho thấy đây là “thời điểm vàng” để thực hiện phẫu thuật cho trẻ:
- Khi ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi, cơ bắp và xương hàm của trẻ đã phát triển đủ để hỗ trợ quá trình phẫu thuật. Điều này giúp giảm nguy cơ tổn thương và tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
- Đảm bảo rằng trẻ đang trong tình trạng sức khỏe tốt và đạt đến cân nặng phù hợp. Sức khỏe tốt giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật và giảm nguy cơ các vấn đề sau phẫu thuật.
- Việc phẫu thuật khe hở môi vòm miệng trong độ tuổi này có thể giúp trẻ phục hồi tốt hơn về mặt ngôn ngữ. Trẻ nhỏ bắt đầu phát âm từ khoảng 12 tháng tuổi và phẫu thuật sớm có thể hỗ trợ quá trình này, giảm nguy cơ ngọng.
- Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ còn khá nhạy cảm và có thể chưa có nhận thức rõ về vấn đề thẩm mỹ. Việc thực hiện phẫu thuật sớm có thể giảm tác động tâm lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi tâm lý của trẻ và gia đình.
Trước phẫu thuật và sau phẫu thuật
Bố mẹ nên thảo luận với bác sĩ để quyết định thời gian phẫu thuật khe hở vòm miệng cho trẻ. Tuy nhiên, quyết định thực hiện phẫu thuật cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng giữa gia đình và bác sĩ nhằm đảm bảo việc phẫu thuật phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ.
Dị tật khe hở vòm miệng có thể phải đối mặt với tâm lý tự ti và thách thức trong việc tương tác xã hội, đặc biệt là khi con cảm thấy sự khác biệt về ngoại hình của mình. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm cho trẻ giúp ích nhiều cho sự phát triển về thể chất và tâm lý của con.
Bác sĩ Đặng Triệu Hùng, thành viên Ban cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Herident, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phẫu thuật và điều trị dị tật khe hở vòm miệng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Hùng đã phẫu thuật thành công cho rất nhiều trẻ em bị dị tật khe hở vòm miệng, mang lại nụ cười và cuộc sống tự tin cho các bé.
Quý khách vui lòng liên hệ tới hotline hoặc tới trực tiếp cơ sở Nha khoa Herident để được thăm khám và tư vấn sớm nhất!