Bệnh nha chu có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều khách hàng. Đây là bệnh lý về răng miệng thường gặp gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng và lợi. Đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên và nhận biết các dấu hiệu của bệnh.
I. Bệnh nha chu là gì?
Nha chu là một bệnh lý về lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và lớp cement bao quanh chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng và tổn thương các mô xung quanh răng.
Bệnh nha chu thường bắt đầu với viêm lợi. Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh và thường có thể được kiểm soát và chữa trị nếu được phát hiện sớm. Khi bệnh nha chu tiến triển, vi khuẩn tích tụ và hình thành túi quanh răng. Những túi này có thể là nơi ẩn nấp cho vi khuẩn và mảng bám, gây ra nhiễm trùng và làm tổn thương xương ổ răng và dây chằng quanh răng.
Bệnh nha chu gây viêm nhiễm và tổn thương lợi
II. Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Bệnh nha chu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Nếu bệnh nha chu không được điều trị kịp thời và tiến triển nhanh chóng có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Việc mất răng tác động lớn đến chức năng ăn nhai, phát âm nói riêng và sức khỏe miệng, tâm lý của người bệnh nói chung.
- Gây ra hơi thở có mùi hôi, giảm tự tin trong giao tiếp.
- Việc vi khuẩn từ mảng bám xâm nhập vào máu thông qua mô lợi tổn thương có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Vi khuẩn từ lợi có thể lan vào hệ thống hô hấp, gây ra các vấn đề như viêm mũi, viêm amidan, thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn từ lợi có thể tác động đến hệ thống tuần hoàn máu, góp phần vào sự phát triển của các vấn đề như bệnh tim mạch, đột quỵ và động mạch vành.
- Nhiễm trùng từ lợi có thể kích thích phản ứng miễn dịch, có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp.
Do đó, việc duy trì sức khỏe miệng là quan trọng không chỉ để bảo vệ răng và lợi mà còn để ngăn chặn các tác động tiêu cực lên sức khỏe tổng thể. Giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh nha chu.
Bệnh nha chu không được điều trị sớm sẽ gây mất răng vĩnh viễn
III. Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh nha chu
1. Dấu hiệu của bệnh nha chu
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh nha chu như:
- Lợi bị viêm nhiễm, sưng lên, thay đổi màu sắc thành đỏ đậm, dễ chảy máu, giảm độ săn chắc, có thể kèm dị cảm miệng và đau. Đau nhẹ âm ỉ, đau khi ăn nhai đồ dai cứng.
- Lợi bị viêm nhiễm làm tăng sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
- Việc có nhiều vi khuẩn và mảng bám trong miệng, đặc biệt là ở giữa răng và lợi viêm nhiễm gây hôi miệng.
- Mủ chảy ra khi ấn vào lợi, đây là một dấu hiệu của sự viêm nhiễm nặng nề.
- Lợi bị viêm nhiễm và tổn thương có thể làm cho quá trình nhai trở nên đau đớn hoặc không thoải mái.
- Bệnh nha chu làm cho răng lung lay, thậm chí là dẫn đến tình trạng răng di lệch và thưa ra.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện dần dần và không gây ra đau đớn ban đầu. Do đó, việc kiểm tra định kỳ và chăm sóc lợi đóng vai trò quan trọng để phát hiện và điều trị sớm bệnh nha chu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên thăm bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân của bệnh nha chu
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nha chu. Mảng bám vi khuẩn tích tụ quanh lợi và răng có thể gây viêm nhiễm, khiến lợi chuyển sang trạng thái viêm nha chu.
- Thay đổi nội tiết: Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể như trong giai đoạn thai kỳ, tuổi dậy thì hay thậm chí trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ có thể làm tăng sự nhạy cảm của lợi và gia tăng nguy cơ viêm nha chu.
- Một số loại bệnh: Các bệnh như ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nha chu.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh động kinh… có thể ảnh hưởng đến lưu lượng nước bọt, làm cho mô lợi phát triển bất thường và tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu.
- Tiền sử gia đình: Nếu có người trong gia đình mắc bệnh lý răng miệng, đặc biệt là bệnh nha chu, người đó có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh.
Tất cả những yếu tố trên có thể góp phần vào sự xuất hiện và phát triển của bệnh nha chu.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu
IV. Các phương pháp điều trị nha chu
Kiểm soát mảng bám răng và các yếu tố nguy cơ là mục tiêu điều trị bệnh viêm nha chu. Bao gồm các biện pháp sau:
1. Các biện pháp điều trị tại chỗ
- Loại bỏ các kích thích tại chỗ: Lấy sạch cao răng, mảng bám, làm nhẵn bề mặt chân răng và loại bỏ các yếu tố nguy cơ .
- Chống viêm: Dùng thuốc bôi tại chỗ
- Kích thích và hoạt hóa hệ thống tuần hoàn mô quanh răng
2. Các biện pháp điều trị toàn thân
- Kháng sinh đường toàn thân trong một số trường hợp như viêm cấp hoặc bệnh kéo dài dai dẳng.
- Tăng sức đề kháng cơ thể
3. Phẫu thuật:
- Phẫu thuật vạt: Khi tình trạng bệnh viêm nha chu nặng, với độ sâu túi quanh răng ≥ 5mm. Mục đích của phẫu thuật là tiếp cận bề mặt chân răng trong túi quanh răng, loại bỏ hoặc làm giảm độ sâu túi quanh răng.
- Phẫu thuật tái tạo mô nha chu: nhằm tái tạo lại một phần mô mềm và xương bị phá hủy sau khi tình trạng viêm đã ổn định
V. Phòng ngừa thế nào để có hiệu quả?
- Tăng cường vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Nên dùng thêm chỉ tơ nha khoa và thiết bị tăm nước hàng ngày để làm sạch vùng kẽ răng, những nơi mà bàn chải không chạm tới.
- Khám răng miệng định kỳ 3- 6 tháng/ 1 lần để được phát hiện và điều trị sớm.
Bài viết cung cấp các thông tin cần biết về nha chu và cách nhận biết dấu hiệu của bệnh lý răng miệng này. Nha chu cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, do vậy, khi xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu đã đề cập ở trên, bạn nên đi khám để nắm rõ thông tin, tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.
Với hơn 23 năm trong nghề và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nha khoa Herident là địa chỉ nha khoa đáng tin cậy và uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Hãy liên hệ số Hotline hoặc tới ngay cơ sở để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.