Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant

Quy trình cấy ghép implant là một phương pháp điều trị thay thế răng đã mất bằng cách cấy ghép implant. Đây là một quy trình chuẩn được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Cùng tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant

I. Ưu và nhược điểm của cấy ghép implant

1. Ưu điểm của cấy ghép implant

Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp cấy ghép implant:

  • Cấy ghép implant giúp ngăn chặn tình trạng tụt nướu và tiêu xương hàm, nhằm đảm bảo sự ổn định tối ưu khi nhai.
  • So với các phương pháp truyền thống như làm cầu răng sứ, cấy ghép implant không yêu cầu can thiệp vào các răng lân cận. Điều này giữ cho răng xung quanh không bị tổn thương và duy trì tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng.
  • Implant giúp duy trì và thậm chí tăng kích thước xương, làm giảm thiểu hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng.
  • Răng giả trên implant được tạo ra từ vật liệu sứ chất lượng cao, giúp tái tạo hình dáng, màu sắc giống như răng thật. Ưu điểm này của phương pháp cấy ghép implant giúp bạn sở hữu hàm răng có chức năng và thẩm mỹ tối ưu, có nụ cười tự tin.
  • Cấy ghép implant phù hợp với cấu trúc xương hàm và kết cấu nướu, không gây cảm giác vướng víu  hay khó khăn khi cười, nói chuyện hoặc nhai thức ăn.
  • Cấy ghép implant không đòi hỏi các biện pháp chăm sóc đặc biệt so với răng thật. Bạn chỉ cần duy trì chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày bình thường để giữ cho implant luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implantNhững ưu điểm này giúp cấy ghép implant trở thành một lựa chọn phổ biến và hiệu quả cho việc khôi phục răng đã mất.

2. Một số hạn chế của cấy ghép implant

Bên cạnh những đặc điểm ưu việt, phương pháp cấy ghép implant cũng có những hạn chế nhất định, như: 

  • Phương pháp cấy ghép implant đòi hỏi nha sĩ thực hiện có chuyên môn và kỹ thuật cao. Các nha sĩ phải được đào tạo đặc biệt để thực hiện quy trình này.
  • Cấy ghép implant thường có chi phí cao so với các phương pháp truyền thống như làm cầu răng sứ. Chi phí cấy ghép implant có thể thay đổi tùy thuộc vào chất liệu implant được sử dụng. Nhiều loại implant khác nhau có giá thành khác nhau, mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng.
  • Cấy ghép implant thường không được thực hiện cho những người dưới 16 tuổi vì xương hàm đang trong giai đoạn phát triển.
  • Quá trình cấy ghép implant kéo dài, có thể mất đến vài tháng. 
  • Cấy ghép implant cũng có thể gặp rủi ro và biến chứng như nhiễm trùng, sang chấn,... 

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant 2Cấy ghép implant là một trong những phương pháp hiệu quả và lâu dài nhất để khôi phục răng đã mất

II. Quy trình cấy ghép implant

1. Bước 1: Khám, tư vấn, chụp  CT scan 3D ( CT cone beam)

Bước 1 của quy trình cấy ghép implant rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung và tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân:

  • Bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát để đánh giá sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng như: kiểm tra các vấn đề nướu, tình trạng của răng lân cận, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định cấy ghép implant.
  • Chụp phim CT cone beam tái tạo hình ảnh chi tiết và toàn diện về cấu trúc xương hàm, vị trí cấy ghép implant. Điều này giúp bác sĩ đánh giá chính xác mật độ xương, hình dạng và kích thước của khu vực cần phẫu thuật.
  • Thông tin trên phim CT conbeam giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng xương hàm, để xác định khả năng chịu lực của xương và lựa chọn loại implant phù hợp.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, đồng thời xác định các yếu tố rủi ro và đề xuất phương án điều trị an toàn nhất.
  • Sau khi có đủ thông tin từ các xét nghiệm, chụp phim trên, bác sĩ và bệnh nhân sẽ thảo luận về kế hoạch điều trị. 

Bạn lưu ý nên cung cấp thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, các bệnh lý đang điều trị, các tiền sử bệnh để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và an toàn nhất.

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant 3

2. Bước 2: Cấy ghép implant

Bệnh nhân sẽ được gây tê tại khu vực cần cấy ghép để đảm bảo không có cảm giác đau hoặc không thoải mái trong suốt quá trình. Bác sĩ sẽ tiến hành khoan một lỗ nhỏ trong xương hàm để chuẩn bị cho việc cấy ghép implant. Trụ implant thường là làm từ hợp kim titan sẽ được cấy ghép. Quá trình này thường rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

 Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant 4Phương pháp cấy ghép implant đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật cao.

3. Bước 3: Tái khám

Sau 7-10 ngày, khách hàng sẽ quay lại Phòng khám nha khoa để tái khám, kiểm tra kỹ vết thương, kiểm tra sự lành thương sơ khởi.

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant 5

 

4. Bước 4: Phục hình răng giả

Sau khi trụ implant tích hợp chặt với xương hàm (khoảng sau 3 tháng), bước tiếp theo là gắn mão sứ (răng giả) lên trụ implant.

Tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant 6Sau khi cấy ghép, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh răng miệng

Trên đây là chi tiết quy trình cấy ghép implant mà bạn có thể tham khảo. Cấy ghép implant là phương pháp yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao, do vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao.

Cấy ghép Implant hiện đang ngày càng phổ biến tuy nhiên đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, phòng thực hiện thủ thuật và máy móc đảm bảo, hiện đại.

Với hơn 23 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, bao gồm nhiều bác sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội chuyên sâu về cấy ghép Implant, Nha khoa Herident là địa chỉ nha khoa uy tín để khách hàng lựa chọn và tin tưởng. 

Liên hệ ngay tới số hotline hoặc tới trực tiếp tại cơ sở phòng khám để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn!
 

Tin liên quan